TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ PHÒNG CHỐNG BẠO HÀNH TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NĂM 2022

Thứ sáu - 10/06/2022 09:49
Ngày 07/06/2022 BGH cùng Giáo viên cốt cán của nhà trường tham gia hội nghị tập huấn chuyên đề “Phòng chống bạo hành trong các cơ sở giáo dục mầm non” quận Hà Đông năm 2022

TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ PHÒNG CHỐNG BẠO HÀNH TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NĂM 2022

     Ngày 07/06/2022 BGH cùng Giáo viên cốt cán của nhà trường tham gia hội nghị tập huấn chuyên đề “Phòng chống bạo hành trong các cơ sở giáo dục mầm non” quận Hà Đông năm 2022
 Chuyên đề Phòng chống bạo hành trong các cơ sở giáo dục mầm non năm 2022
     Gần đây rất nhiều vụ việc bạo hành trẻ em được đưa trên các phương tiện truyền thông đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đến rất nhiều người về việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Bạo hành trẻ em là một vấn nạn cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Trẻ em là búp măng non chưa phát triển đầy đủ, các em chưa được trang bị những kỹ năng để bảo vệ mình. Bảo vệ trẻ em và quyền lợi chính đáng của trẻ em giờ đây đã không còn là trách nhiệm riêng của mỗi gia đình mà nó cần sự chung tay của cả xã hội để tạo ra môi trường phát triển và giáo dục tốt nhất cho trẻ em.
1. Bạo hành trẻ em là gì?
     Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới WHO, bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần như đánh đập, xâm hại tình dùng, lợi dụng hay bỏ bê… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ. Bất kỳ ai cũng có thể có hành vi bạo hành trẻ em, kể cả cha mẹ, người trông nom hay đứa trẻ khác.
Theo Cục bảo vệ cộng đồng, trẻ em và người khuyết tật của Queensland, Úc thì bạo hành trẻ em được chia thành 5 dạng là bạo hành thể chất, bạo hành tình dục, bạo hành tâm lý, bỏ bê và lạm dụng.
          2. Bạo lực trẻ em là gì?
Theo quy định tại điều 4 Luật Trẻ em 2016, Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
=> Bạo lực không chỉ là hành vi xâm hại sức khỏe mà còn về cả tinh thần của trẻ em.

           3. Thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay

Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Nguyên nhân trước hết là nhận thức của gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào bị xem nhẹ. Nhiều người coi chuyện đánh con là bình thường. Sự dồn nén tâm lý của một người do những khó khăn về kinh tế hoặc vì các chất kích thích... đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em.
              4. Dạy trẻ các dấu hiệu bạo hành và trang bị kỹ năng tự bảo vệ bản thân, ứng phó khi bị bạo hành
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ
+ Tổng đài quóc gia bảo vệ trẻ em 111
+ Trình báo với các cơ quan các cấp

     Qua bài học cho chúng ta thấy vai trò, trách nhiệm của xã hội, Nhà trường, thầy cô giáo và các bậc làm cha làm mẹ trong việc ngăn ngừa bạo hành trẻ. “Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bị bạo hành, dù bản chất hay mức độ nghiêm trọng của hành vi đó như thế nào”.
   Cô Đường Thị Lệ - phó trưởng phòng GD quận Hà Đông phát biểu kết thúc buổi học
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Kids
Kids
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay708
  • Tháng hiện tại42,211
  • Tổng lượt truy cập2,425,762

Video Clips

Albums ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi